Hướng dẫn trả lời
Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy’’ qua việc phân tích ba khía cạnh sau :
- “Thầy’’ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào ?
- “Thầy’’ đã giải quyết tình huống đó ra sao ?
- Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy’’ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?
Tình huống | Cách giải quyết và bản chất của thầy |
Gặp chữ kê trong sách Tam thiên tự thầy không đọc được, học trò lại hỏi gấp | + Thầy cuống và nói liều: Dủ dỉ là con dù dì → Dốt nát, trình độ kém cỏi. + Bảo học trò nói khẽ → Sĩ diện, giấu dốt. |
Khấn thổ công | + Xin đài xác nhận chữ đó có phải là dù dì không → mê tín + Bảo học trò đọc to → Tự đắc, khoe khoang, tự phơi bày cái dốt |
Bố học trò phát hiện thầy dạy sai và hỏi thầy | + Nghĩ thầm Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa → thầy tự nhận thức được sự dốt nát của mình. + Giải thích cho chủ nhà: Tôi vẫn biết…con gà kia → Bao biện, chống chế |
Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?)
- Phê phán thói giấu dốt – một tật xấu trong một bộ phận nhân dân.
- Đằng sau sự phê phán, truyện còn ngầm khuyên răn mọi người, nhất là những người đi học, chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.
Nhiều người quan tâm
Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Vận nước - Cáo bệnh, bảo mọi người - Hứng trở về
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch
Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ
Trình bày một vấn đề
Lập kế hoạch cá nhân
Đọc thêm: Thơ hai-cư của Ba-sô - Lầu Hoàng Hạc - Nỗi oán của người phòng khuê - Khe chim kêu
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh