Soạn văn 10
Lập dàn ý bài văn nghị luận
PHẦN II - CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Đề bài: bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn Go-rơ-ki viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận về ý kiến trên.
1. Tìm ý cho bài văn
Lần lượt xác định luận đề, luận điểm, luận cứ cho các phần của bài văn.
Ví dụ: Luận đề: Sách có vai trò to lớn và quan trọng đối với con người.
- Luận điểm 1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
- Luận cứ 1: Sách là sản phẩm chứa đựng các giá trị văn hóa, tinh thần, trí tuệ của con người được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau.
- Luận cứ 2: Sách phản ánh và lưu giữ thành tựu (hiểu biết, kinh nghiệm, sự sáng tạo) của con người trong mọi lĩnh vực.
- Luận cứ 3: Sách giúp con người vượt qua những khoảng cách về thời gian và không gian để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá của mình.
- Luận điểm 2: Sách mở rộng những chân trời mới
- Luận cứ 1: Sách đem lại hiểu biết to lớn về tự nhiên và xã hội (giúp con người nắm được bản chất, cấu trúc, đặc điểm, ý nghĩa của các đối tượng trong tự nhiên và xã hội).
- Luận cứ 2: Sách giúp làm phong phú, giàu có cuộc sống riêng tư và giúp con người tự hoàn thiện mình.
- Luận điểm 3: Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
- Luận cứ 1: Thái độ đối với các loại sách (sách vô cùng phong phú, nhưng cần tỉnh táo để trân trọng sách tốt và bài trừ sách xấu).
- Luận cứ 2: Đọc sách như thế nào là tốt nhất?
- Đọc sách phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu, sở thích của bản thân.
- Tùy điều kiện mà lựa chọn dạng sách phù hợp: sách giấy, sách điện tử,…
- Tận dụng thời gian và tạo thói quen đọc sách thường xuyên.
- Lập kế hoạch đọc sách và tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả.
- Vận dụng điều tốt của sách vào đời sống.
2. Lập dàn ý
Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm ra vào bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
Hướng dẫn luyện tập
Sau đây là một đề làm văn :
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”.
Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy :
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn
Dàn ý sau khi bổ sung ý thiếu:
a. Mở bài: Giới thiệu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh và rút ra ý nghĩa của hai phẩm chất tài và đức đối với con người.
b. Thân bài:
Giải thích hai khái niệm tài và đức, chỉ ra mối quan hệ giữa hai phẩm chất này.
• Tài là tài năng, năng lực trong một hoặc một số lĩnh vực nào đó.
• Đức là đạo đức, nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn.
→ Hai phẩm chất này có mối quan hệ chặt chẽ và đều có vai trò quan trọng trong sự thành bại và ý nghĩa cuộc đời của mỗi người.
Phân tích, chứng minh có tài mà không có đức là người vô dụng:
• Người có tài không có đức thường chỉ vun vén cho mình, không biết cống hiến hay đem lại những giá trị chung cho cộng đồng.
• Người có tài không có đức dễ làm việc xấu một cách tinh vi, hậu quả lớn, gây tổn hại nhân cách cho bản thân và gây tổn hại cho người khác.
Phân tích, chứng minh có tài mà không có đức thì làm gì cũng khó:
• Thực tế đời sống chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi con người phải tháo vát, giỏi giang để giải quyết hiệu quả, kịp thời.
• Người có đức không có tài thường “lực bất tòng tâm”, có mục đích cao đẹp nhưng không có tài năng, năng lực chuyên môn cũng không giải quyết được vấn đề thực tiễn, càng không sáng tạo được những giá trị mới.
• Ngay cả khi giải quyết được vấn đề, người không có tài cũng mất nhiều thời gian, công sức, chi phí hơn dẫn đến học tập, công việc đều trì trệ, khó khăn.
Bài học nhận thức và hành động rút ra từ câu nói:
• Bài học nhận thức: tài và đức đều cần được coi trọng và trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi người.
• Bài học hành động: học tập, rèn luyện và bồi đắp bản thân để có tài và đức.
c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu nói, liên hệ bản thân.
Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luậnTrong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng trong lớp và câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn”.
b. Thân bài:
Giải thích: câu tục ngữ chỉ ra mối quan hệ giữa hoàn cảnh và con người, trong đó khẳng định hoàn cảnh khó khăn hạn chế trí thông minh và thành công của con người.
→ Câu tục ngữ chỉ đúng một nửa.
- Mặt đúng của câu tục ngữ:
- Quả thực, hoàn cảnh có mối hệ chặt chẽ và tác động vào con người.
- Hoàn cảnh khắc nghiệt thường hạn chế điều kiện phát triển và gây khó khăn cho con người, nhiều khi khiến họ đuối chí nản lòng.
- Mặt chưa đúng của câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ chỉ nói đến sự tác động một chiều của hoàn cảnh đến con người, chưa đề cao khả năng khắc phục và xoay chuyển tình thế của bản lĩnh con người.
- Trong thực tế, nhiều người có hoàn cảnh thuận lợi cũng không trở nên tài giỏi và nhiều người có hoàn cảnh khó khăn lại vươn đến thành công.
- Bài học nhận thức và hành động:
- Bài học nhận thức: thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh và con người, trong đó ý chí và tài năng của con người là yếu tố quyết định thành công.
- Bài học hành động: biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn, tận dụng hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ cho lí tưởng của mình.
c. Kết bài: Khẳng định câu tục ngữ chỉ đúng một nửa và con người mới là yếu tố quyết định thành công của chính mình.
Thảo luận