Soạn văn 10
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Soạn văn 10

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 101 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Các phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…

Câu 2 Trang 101 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa), đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? Vì sao?

Trong ba đặc trưng, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản nhất, vì:

  • Là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật.
  • Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm.
  • Cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.
Câu 3 Trang 101 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.

a) “Nhật kí trong tù” /…/ một tấm lòng nhớ nước.

(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ,…)

b)             Ta tha thiết tự do dân tộc

                Không chỉ vì một đải đất riêng

                Kẻ đã /.../ trên mình ta thuốc độc

                /.../ màu xanh cả Trái Đất thiêng.

- Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc)

- Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết)

Lựa chọn từ ngữ thích hợp:

a. Thấm đượm/canh cánh: những từ có tính truyền cảm cao.

b. Rắc (phù hợp với hành động độc ác) + diệt/giết (lột tả sự hủy diệt ghê gớm).

Câu 4 Trang 102 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau viết về mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể hóa trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ sau :

a)                Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

                   Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

                   Nước biển trông như từng khói phú, 

                   Song thua để mặc bóng trăng vào.

b)                Em không nghe mùa thu

                   Lá thu rơi xào xạc

                  Con nai vàng ngơ ngác

                  Đạp trên lá vàng khô.

c)               Mùa thu nay khác rồi

                  Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

                  Gió thổi rừng tre phấp phới

                  Trời thu thay áo mới

                  Trong biếc nói cười thiết tha

Về từ ngữ :

  • Thu vịnh : nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng nên hình tượng mùa thu : trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng, … => Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại.
  • Tiếng thu : lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô. => Là những hình ảnh giản dị và quen thuộc, mang hơi hướng tả thực, mới lạ.
  • Đất nước : núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc. => Những hình ảnh gần gũi và thân thiết, tả thực.

Về nhịp điệu :

  • Thu vịnh : 4/3 hoặc 2/2/3
  • Tiếng thu : 3/2 => bài này và bài thu vịnh được làm theo những thể thơ có quy định khá chặt chẽ về nhịp điệu, nên nhịp điệu thơ thường thống nhất.
  • Đất nước : 3/2; 3/4; 2/2/2; 2/3; 2/2/2. => Thể thơ tự do, cách ngắt nhọp linh hoạt và đa dạng.

Hình tượng mùa thu ở các tác giả khác nhau do không cùng thời đại nên cũng có những điểm khác nhau, hình tượng có thể mang tính ước lệ hoặc chân thực. Cũng từ sự khác nhau về hình tượng và cách diễn đạt, khác nhau về hình ảnh, ngôn ngữ…nên dấu ấn phong cách cá nhân ở mỗi tác giả cũng khác nhau.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận