Soạn văn 10
Tóm tắt văn bản thuyết minh

Soạn văn 10

Tóm tắt văn bản thuyết minh

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Tóm tắt văn bản thuyết minh

PHẦN II - CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH
PHẦN II - CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH

Câu 1 Trang 69 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Đọc và tóm tắt văn bản sau:

Nhà sàn   

Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng.   

Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun (1) và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản” (2), dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan” (3) lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn,… Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang,…   

Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và cấc loại côn trùng, bò sất có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người Việt và nhiều dân tộc khấc còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thuỷ tạ bao giờ cũng phải là nhà sàn.   

Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam chúng ta đạt trình độ cao vê kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ đê ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới.

(Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, 2003)


a) Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định:

– Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?

– Đại ý của văn bản là gì?

b) Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì?

c) Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.

a. Xác định:

  • Đối tượng thuyết minh: nhà sàn.
  • Đại ý của văn bản: giới thiệu về định nghĩa, vật liệu, kết cấu, nguồn gốc, ưu điểm và giá trị của nhà sàn.

b. Văn bản có thể được chia thành đoạn: 4 đoạn.

  • Đoạn 1: định nghĩa nhà sàn.
  • Đoạn 2: vật liệu và kết cấu của nhà sàn.
  • Đoạn 3: nguồn gốc và ưu điểm của nhà sàn.
  • Đoạn 4: giá trị của nhà sàn (kĩ thuật, thẩm mĩ, du lịch).

c. Viết tóm tắt:

Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che, dùng với nhiều mục đích khác nhau. Người ta sử dụng vật liệu tự nhiên để xây dựng nhà sàn theo kết cấu ba phần: gầm sàn (nhà kho và nuôi gia súc); trong nhà (ba khoang để sinh hoạt và tiếp khách); đầu nhà (có bậc thang lên xuống). Nhà sàn xuất hiện vào đầu thời đại Đá mới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á, thích hợp với địa hình phức tạp. Nhà sàn tận dụng được nguyên liệu tại chỗ, giữ vệ sinh và phòng ngừa động vật gây hại. Nhiều công trình còn mang dấu ấn nhà sàn. Ở nước ta, nhà sàn đạt trình độ thẩm mĩ cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và có tiềm năng du lịch.

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 Trang 72 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô (Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.

b) Tìm bố cục của văn bản.

c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư.

a. Đối tượng thuyết minh: nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và thơ hai-cư.

b. Bố cục của văn bản: gồm hai đoạn.

  • Đoạn 1: thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Ba-sô.
  • Đoạn 2: thuyết minh về thể thơ hai-cư.

c. Tóm tắt phần thuyết minh về Thơ hai-cư

Thơ hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất với 17 âm tiết, thường ngắt thành ba đoạn 5-7-5 âm. Mỗi bài có một tứ thơ nhất định, ghi lại vài nét phong cảnh để gợi cảm xúc và thường sử dụng quý ngữ. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông, tinh thần văn hóa phương Đông. Cảm xúc thẩm mĩ của hai-cư đặc trưng cho tinh thần Nhật Bản với cái Vắng lặng, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng. Ngôn ngữ thơ ít cụ thể hóa sự vật vì hai-cư thiên về gợi tả chấm phá. Thể thơ này là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu 2 Trang 73 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Đọc văn bản “Đền Ngọc Sơn và Hồn thơ Hà Nội” trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

a) Xác định văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh vấn đề gì. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?

b) Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

a. Văn bản thuyết minh về đền Ngọc Sơn, một thắng cảnh của Hà Nội. So với các văn bản thuyết minh ở trên, điểm khác của văn bản này là:

  • Về đối tượng: danh lam thắng cảnh.
  • Về nội dung thuyết minh: giới thiệu vị trí, huyền thoại, kiến trúc, giá trị, ý nghĩa của đền và tình yêu, niềm tự hào về thắng cảnh của người viết.

b. Tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Tháp Bút dựng trên đỉnh Ngọc Bội, ngọn bút là đỉnh tháp trỏ lên trời xanh, mình tháp có ba chữ son tả thanh thiên, hai bên lối đi có hình nổi cá hóa rồng và hổ vươn mình tượng trưng cho việc thi cử đỗ đạt. Đài Nghiên tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý nghĩa việc học sẽ xóa di tầm nhìn hạn hẹp “ếch ngồi đáy giếng”. Sau Đài Nghiên có cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc và Đắc Nguyệt Lâu. Tháp Bút – Đài Nghiên thể hiện tinh thần đạo Nho, đạo Giáo, đạo Phật và tinh thần tự hào dân tộc qua hình tượng các vị thánh liên quan đến học hành, đỗ đạt, các vị đại diện cho sự trung nghĩa và các vị là anh hùng dân tộc. Đài Nghiên – Tháp Bút thực sự là biểu tượng của trí tuệ văn hóa truyền thống.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận