Soạn văn 12
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Soạn văn 12

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

  1. Soạn văn
  2. Lớp 12
  3. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục (3 phần)

  • Phần 1 (từ đầu đến ...bao giờ chết thì thôi) : Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị.
  • Phần 2 (tiếp theo đến ...đánh nhau ở Hồng Ngài) : Hoàn cảnh của A Phủ.
  • Phần 3 (còn lại) : Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ.

Nội dung chính:

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đầy đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 14 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Tìm hiểu số phận và tính cách nhân vật Mị qua:

  • Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đọa đày tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
  • Diễn biến tâm trạng và hành động

Cảnh ngộ của Mị:

  • Là con dâu gạt nợ (do cha mẹ Mị không trả được nợ cho thống Lí).
  • Mị làm đi làm lại những công việc thường ngày, không ngừng nghỉ, lùi lũi như con rùa trong xó cửa.
  • Sống trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng.
  • Tính cách và thân phận của Mị:
  • Trước khi về nhà thống Lí: Mị là cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ và có nhiều chàng trai để mắt tới.
  • Khi về nhà thống Lí: Mị sống vật vờ, héo mòn.

Diễn biến tâm trạng và hành động:

  • Đêm tình mùa xuân:
    • Mị nhớ lại tất cả kỉ niệm trước kia của mình: cô gái có tài thổi sáo rất hay, tiếng sáo đưa Mị thoát khỏi thực tại.
    • Mị sắm sửa đi chơi thì A Sử về, hắn trói Mị vào cột nhà, khiến cô chịu đau đớn tinh thần, thể xác.
  • Khi nhìn thấy A Phủ bị trói: Mị dửng dưng rồi khi nhìn thấy hai giọt nước mắt A Phủ lăn dài trên gò má, Mị tỉnh thức, nàng cởi trói cho A Phủ cả hai người chạy trốn

→ Tâm trạng Mị từ tuyệt vọng tới hi vọng, Mị dám đứng lên đấu tranh để thoát khỏi kìm hãm.

Câu 2 Trang 15 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm công gạt nợ nhà thống lí Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và A Phủ có gì khác nhau?

Tính cách của nhân vật A Phủ:

  • Mạnh mẽ, hồn nhiên, tự do, phóng khoáng: lưu lạc từ thuở bé, không chịu ở đất thấp nên bỏ trốn lên Hồng Ngài, không có tài sản nhưng vẫn cùng trai làng đi chơi ngày xuân tìm người yêu.
  • Khỏe khoắn, dũng cảm, căm ghét sự hống hách của A Sử: đánh nhau với A Sử.
  • Gan lì nhưng nhẫn nhục, cam chịu: “im như cái tượng đá” dù bị đánh đập dã man vì cuối cùng A Phủ cũng chỉ là một kẻ nghèo khổ, phải chịu đi ở gạt nợ cho thống lí.
  • Chăm chỉ, chất phác, vô tư: khi làm công gạt nợ cho thống lí, A Phủ làm phăng phăng mọi việc một cách tháo vát; mải bẫy nhím để hổ bắt mất bò…

Khác biệt trong bút pháp miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ:

  • Nhân vật Mị được miêu tả chủ yếu qua diễn biến tâm lí bên trong. Ngoài ra, còn có các yếu tố hỗ trợ như miêu tả lời nói, dáng vẻ, hành động.
  • A Phủ chủ yếu được miêu tả qua hành động (yếu tố bên ngoài) và ngoại hình.
Câu 3 Trang 15 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi (nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện)

Sự độc đáo trong quan sát và diễn tả về đề tài miền núi của Tô Hoài:

  • Am hiểu sâu sắc, miêu tả sinh động sinh hoạt và phong tục của người Mèo ở Hồng Ngài:
    • Cứ gặt hái xong là ăn tết không kể ngày tháng nào; chuẩn bị đón Tết, con gái Mèo phơi váy hoa trên các mỏm đá, lũ trẻ chơi quay đùa nghịch trước nhà.
    • Cảnh ăn tết vui xuân của người Mèo: bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa; trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi;
    • Phong tục cướp vợ, cúng trình ma.
    • Cảnh xử kiện lạc hậu, tàn bạo thời kì trước cách mạng của bọn thống lí tàn ác.
  • Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ (trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ... Đám trẻ con, chơi quay cười ầm trước sân nhà)
  • Nghệ thuật dẫn truyện: tự nhiên, chân thực với ngôn ngữ mang đậm nếp cảm, nếp nghĩ, nếp diễn đạt của người dân miền núi.

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Truyện “Vợ chồng A Phủ” chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc với những biểu hiện cụ thể sau:

  • Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ cả về tinh thần và thể xác của những người lao động nghèo khổ như Mị, A Phủ.
  • Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp đáng quý ở Mị, A Phủ. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, cần cù, yêu tự do và đặc biệt là sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở họ.
  • Tố cáo ách thống trị phong kiến miền núi bạo tàn, lạc hậu đã chà đạp và bóc lột con người đến xương tủy.
  • Hướng người lao động nghèo khổ đến con đường tươi sáng là tự giải phóng mình, tìm đến cách mạng và cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù.


Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận