Soạn văn 12
Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

Soạn văn 12

Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

  1. Soạn văn
  2. Lớp 12
  3. Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu đến “yên ngựa mỏi mòn”): hình ảnh người nghệ sĩ Lorca
  • Phần 2 (tiếp đến “ròng ròng máu chảy”): cái chết của Lorca và nỗi xót xa trước cái chết ấy
  • Phần 3 (còn lại): niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca

Nội dung chính:

  • Bài thơ ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Ga-xi-a Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại.
  • Thái độ xót thương, cảm thông và sự ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 166 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Tìm hiểu khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu,…

  • Tiếng đàn bọt nước: nghệ thuật đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi, dễ tan vỡ.
  • Áo choàng đỏ gắt: cuộc đấu tranh quyết liệt chống nền nghệ thuật già cỗi và chế độ độc tài Phrăng-cô.
  • Vầng trăng chếnh choáng: hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca tự do, tự tại, lãng tử giữa đất trời, say mê với nghệ thuật.
  • Yên ngựa mỏi mòn: hành trình đấu tranh và sáng tạo bền bỉ, kiên trì nhưng cũng thật cô đơn, mỏi mệt.
  • Áo choàng bê bết đỏ: cái chết đột ngột và thảm khốc của Lor-ca.
  • Tiếng ghi ta nâu: tình yêu dành cho những con đường, những mảnh đất ở Tây Ban Nha.
  • Tiếng ghi ta lá xanh: tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
  • Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: Lor-ca bị sát hại, nghệ thuật cũng dang dở.
  • Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: số phận Lor-ca oan khiên, thảm khốc.
  • Lor-ca bơi sang ngang: không cố ngược dòng níu kéo sự sống, cũng không xuôi dòng khuất phục kẻ thù mà lựa chọn giã từ tất cả.
  • Trên chiếc ghi ta màu bạc: ẩn dụ về cõi chết, nơi siêu thoát.
  • Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên: dứt khoát giã từ tất cả, giải thoát khỏi những hệ lụy trần gian.
Câu 2 Trang 166 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Cảm nhận của anh (chị) khi đọc khổ thơ:

Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh đáy giếng.

  • Hai câu đầu:
    • Ý nghĩa 1: liên hệ với câu thơ Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn của chính Lor-ca trong bài “Di chúc”, có thể hiểu hai câu thơ này của Thanh Thảo như nhắc lại lời nhắn nhủ của Lor-ca với những người nghệ sĩ trong hậu thế, rằng hãy vượt qua cái bóng của Lor-ca để tìm lối đi sáng tạo cho riêng mình.
    • Ý nghĩa 2: Khẳng định sức sống mãnh liệt của những tác phẩm nghệ thuật mà Lor-ca để lại cho đời và sự bất tử của cuộc đời ông đối với nhân dân Tây Ban Nha.
  • Hai câu sau: hình ảnh đẹp nhưng buồn gợi cái chết thảm khốc của Lor-ca (bè lũ Phrăng-cô sát hại và ném xác ông xuống giếng); câu thơ ẩn chứa nỗi căm phẫn đối với bọn độc tài.
  • Nghệ thuật: hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi, hình ảnh độc đáo, cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 3 Trang 166 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?

  • Gợi nhắc cây đàn ghi ta, loại nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha và cũng là người bạn thân thiết của Lor-ca khi còn sống.
  • Ẩn dụ cho nghệ thuật tươi đẹp của Lor-ca.
  • Ẩn dụ cho cuộc đời Lor-ca.
  • Ẩn dụ cho quê hương, đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp, yêu dấu.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận