Soạn văn 12
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học
Hướng dẫn trả lời
Đề 1: Trong truyện “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi có nêu lên một quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm (…) rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Anh/chị có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt?
Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” và dẫn dắt vào quan niệm “Chuyện gia đình…ra ngoài cả nước ta”.
Thân bài:
a. Khái quát: quan niệm trên nói đến dòng sông truyền thống kết nối các thế hệ trong gia đình Chiến và Việt. Dòng sông ấy có sự kế tục, tiếp nối và góp chung vào dòng sông đất nước, dòng sông nhân loại.
b. Dòng sông gia đình, dòng sông truyền thống trong “Những đứa con trong gia đình”.
- Khúc sông của thế hệ đi trước:
- Ông bà, cha mẹ, chú thím đều là những người nông dân chất phác, cần cù.
- Có mối huyết thù với giặc: ông, ba mẹ, thím đều chết vì tay giặc.
- Khúc sông của thế hệ trước tập trung trong hình tượng chú Năm và hình tượng người má (Chú Năm: là cuốn gia phả sống, giữ cuốn sổ gia đình, chất phác, hồn hậu, bộc trực, có ý thức giáo dục truyền thống gia đình cho các cháu; Người mẹ: cần cù, yêu thương con cái, kiên cường đi đòi đầu chồng, vượt lên nỗi đau mất chồng để nuôi con, dù mất đi nhưng luôn sống trong nỗi nhớ và mọi biến cố của các con…).
- Khúc sông của chị em Chiến và Việt:
- Luôn ghi nhớ, coi trọng thế hệ trước (có ý thức chú Năm là chỗ dựa khi cha mẹ không còn, luôn nhớ về má, quyết tâm trả thù cho ba má…).
- Kế thừa dòng sông truyền thống: Chiến thừa hưởng tính cách, phẩm chất và ngoại hình của mẹ, Việt luôn nhớ về mẹ,…
- Hai chị em tiếp nối chí căm thù của thế hệ trước nhưng tiến xa hơn là ghi tên tòng quân, cầm súng chiến đấu, anh dũng lập công trên chiến trường.
- Dòng sông truyền thống của gia đình Việt cũng là dòng sông truyền thống anh hùng của nhân dân Nam Bộ và hòa chung vào dòng sông yêu nước của nước nhà.
c. Nghệ thuật đặc sắc: NT trần thuật tự nhiên, hấp dẫn theo dòng kí ức đứt nối và điểm nhìn của Việt; khắc họa nhân vật sống động, giàu tính cá thể hóa; Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của dòng sông truyền thống trong gia đình nông dân Nam Bộ của truyện “Những đứa con trong gia đình”.
Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sống Việt Nam qua hai tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Mở bài: Giới thiệu hai tác giả và hai tùy bút, dẫn dắt vào vấn đề sông Đà và sông Hương đều gợi vẻ đẹp thơ mộng của những dòng sông nước ta.
Thân bài:
a. Khái quát: Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp đa chiều đa diện nhưng điểm chung là đều có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Vẻ đẹp ấy của sông Đà được miêu tả từ đoạn hết thác và sông Hương từ đoạn ra khỏi những rặng dài dữ dội của dãy Trường Sơn.
b. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua sông Đà và sông Hương:
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà:
- Dáng hình mềm mại, uyển chuyển khi nhìn từ trên cao xuống: như sợi dây thừng ngoằn ngoèo, như mái tóc trữ tình của người thiếu phụ xinh đẹp.
- Màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông lừ lừ chín đỏ vì mang chở phù sa cho đôi bờ.
- Vẻ đẹp trữ tình, gợi cảm: hài hòa với bức tranh trời đất bung nở hoa ban hoa gạo, đằm thắm như một cố nhân, gợi màu nắng tháng ba Đường thi,…
- Vẻ đẹp đôi bờ: hoang sơ, tĩnh lặng (như bờ tiền sử, như nỗi niềm cổ tích), giàu màu sắc, sức sống (đàn hươu thơ ngộ, đám cỏ gianh, đàn cá dầm xanh, nương ngô…).
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương:
- Màu nước: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Liên tục được so sánh với những người con gái đẹp: cô gái Di gan tự do, cô gái ngủ giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nàng Thúy Kiều, tài nữ đánh đàn…
- Đặc sắc nhất trong vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương là nhà văn miêu tả sông Hương trong cuộc hành trình tìm kiếm người tình trăm năm của nó (thành Huế): Vẻ đẹp chủ động trên thủy trình tìm về với Huế; vẻ đẹp trầm lắng giữa những lăng tẩm đồ sộ và cổ kính của các vua chúa; vẻ đẹp của tâm trạng, cảm xúc khi yêu; vẻ đẹp của điệu chảy, chậm rãi như điệu slow dành riêng cho Huế.
- Sông Hương thơ mộng với những vẻ đẹp riêng về văn hóa, âm nhạc, thơ ca.
c. Nghệ thuật đặc sắc phản ánh vẻ đẹp trữ tình của hai dòng sông:
- Nghệ thuật miêu tả sông Đà: ngôn ngữ tài hoa, gợi hình gợi cảm, giàu chất tạo hình; so sánh liên tưởng hấp dẫn; quan sát tinh tế; văn phong đĩnh đạc, giàu cá tính.
- Nghệ thuật miêu tả sông Hương: văn phong hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa; ngôn ngữ gợi hình gợi cảm; vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực;…
Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình là nét đặc sắc ở cả sông Đà và sông Hương. Vẻ đẹp thơ mộng ấy không trùng lặp và đều gợi vẻ đẹp của những dòng sông nước ta.
Đề 3: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh/chị yêu thích.
Đề bài: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nhận xét khái quát:
- "Vợ nhặt" xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Thân bài:
a. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện
- Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
- Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.
b. Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo
- Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao:
- Ngoại hình xấu, thô.
- Tính tình có phần không bình thường.
- Ăn nói cộc cằn, thô lỗ.
- Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.
- Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám.
- Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
- Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ.
- Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
- Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
- Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ".
- Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí
- Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
- Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
c. Giá trị hiện thực:
- "Vợ nhặt" phản ánh tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói:
- Cái đói dồn đuổi con người, bóp méo cả nhân cách.+ Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp, con người trở thành trò đùa số phận
- "Vợ nhặt" có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.
d. Giá trị nhân đạo:
- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
- Tràng rất trân trọng người “vợ nhặt” của mình.
- Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người “vợ nhặt”
- Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
- Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
- Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống, xây dựng hạnh phúc
- Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
- Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
Kết bài:
- Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Nhiều người quan tâm
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20
-
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-
Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh (Tác giả)
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
-
Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh (Tác phẩm)
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Thảo luận