Soạn văn 12
Ôn tập phần văn học - Tập 2

Soạn văn 12

Ôn tập phần văn học - Tập 2

  1. Soạn văn
  2. Lớp 12
  3. Ôn tập phần văn học - Tập 2

II - PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
II - PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP

Câu 1 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động:

  • Vợ chồng A Phủ: số phận bi thảm và cảnh ngộ tủi nhục, lầm than của những người lao động miền núi dưới ách bóc lột, đè nén cả về thần quyền và cường quyền của bọn thống trị (phong kiến miền núi, thực dân Pháp).
  • Vợ nhặt: số phận rẻ mạt, bấp bênh và cảnh ngộ đói khát, ê chề của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm:

  • Vợ chồng A Phủ: Ngợi ca sức sống tiềm tàng và cuộc hành trình gian khổ đến với tự do của đồng bào miền núi Tây Bắc.
  • Vợ nhặt: Ngợi ca vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia đình và tấm lòng nhân hậu ở những người lao động nghèo khổ dẫu họ đang ở bờ vực của cái chết.
Câu 2 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

  • “Những đứa con trong gia đình”:
    • Chủ đề: Khẳng định sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc qua việc phản ánh dòng sông truyền thống của một gia đình nông dân Nam Bộ.
    • Hình tượng nhân vật (Việt, Chiến, chú Năm): kế thừa, phát huy và trao truyền truyền thống gia đình tốt đẹp; đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của gia đình và cộng đồng. Trong đó, Nguyễn Thi tập trung vào lớp thế hệ trẻ (Việt, Chiến), họ có cá tính riêng, đặc điểm riêng nhưng đều gắn bó với gia đình và xả thân vì nước.
  • “Rừng xà nu”:
    • Chủ đề: Nêu lên chân lí cách mạng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng) qua số phận đau thương nhưng quật cường của nhân vật Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
    • Hình tượng nhân vật: tập trung khắc họa hình tượng người anh hùng Tây Nguyên thấm đẫm chất sử thi Tnú, con người chịu đau thương, mất mát trong chiến tranh nhưng đã trải nghiệm bài học cách mạng từ cuộc đời mình, buôn làng mình và cầm súng chiến đấu bảo vệ quê nhà.
Câu 3 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Tình huống truyện độc đáo, đem lại những khám phá bất ngờ và những nhận thức mới mẻ. Tình huống ấy được xây dựng dựa trên những phát hiện của nhân vật Phùng:

  • Phát hiện về cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh khi chiếc thuyền ở ngoài xa.
  • Hoàn cảnh phát hiện: Phùng đã phục kích gần 1 tuần ở bờ biển mong chụp được một bức ảnh đẹp về cảnh biển buổi sớm.
    • Phát hiện: cảnh đắt trời cho, bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, hài hòa từ đường nét, màu sắc đến ánh sáng, là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, cái đẹp toàn bích.
    • Ý nghĩa, tác động của phát hiện: phát hiện này khiến Phùng bối rối, hạnh phúc vô ngần và có những thức nhận sâu sắc của một nghệ sĩ chân chính về nghệ thuật.
  • Phát hiện hiện thực thảm khốc và tàn nhẫn khi chiếc thuyền lại gần:
    • Hoàn cảnh: Phùng còn đang say sưa, ngây ngất với phát hiện về cái đẹp.
    • Phát hiện về hiện thực: cảnh gia đình hàng chài nheo nhóc, rách rưới; chứng kiến cảnh chồng đánh vợ, con và bố xô xát lẫn nhau; người đàn bà cam chịu tủi nhục và người đàn ông vũ phu; nghe những lời lẽ thô tục, tàn nhẫn.
    • Ý nghĩa, tác động của phát hiện: khiến Phùng kinh ngạc, bàng hoàng, bất bình.

→ Hai phát hiện đối lập, nghịch lí khiến Phùng bối rối và bất ngờ: một bên là nghệ thuật thuần túy tuyệt đẹp, một bên là hiện thực tàn khốc đau đớn, xót xa.

Tư tưởng nghệ thuật:

  • Bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều.
  • Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật.
  • Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người.
Câu 4 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:

  • Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
  • Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và linh hồn, không thể vay mượn hay nương nhờ vào kẻ khác.
  • Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Câu 5 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Sô-lô-khốp

Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Số phận con người”:

  • Ý nghĩa tư tưởng: Ca ngợi tính cách Nga kiên cường, nhân ái; Thể hiện niềm tin ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn, thử thách và vượt lên số phận.
  • Đặc sắc nghệ thuật: Bút pháp hiện thực táo bạo, dũng cảm khám phá sự thật; kết cấu truyện lồng trong truyện tự nhiên, chân thực; tình huống nghệ thuật đặc sắc; nghệ thuật trần thuật hấp dẫn; lời trữ tình ngoại đề sâu sắc, tạo được chiều sâu.
Câu 6 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

  • Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
    • Bệnh u mê lạc hậu của người dân.
    • Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
  • Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
    • Cách viết cô đọng, súc tích
    • Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,...
Câu 7 Trang 197 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả”:

  • Nghĩa bề nổi: cuộc đánh bắt con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô đơn độc.
  • Nghĩa biểu tượng:
    • Vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
    • Hành trình chinh phục tự nhiên của con người
    • Việc câu cá cũng giống như quá trình sáng tác văn chương, đầy khó khăn gian khổ.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận