Soạn văn 12
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Nội dung chính
Đoạn trích ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng của nước Việt Nam ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.
Hướng dẫn trả lời
Tìm hiểu bố cục của phần trích?
Bố cục (4 phần)
- Phần 1 (từ đầu → ập vào miền Bắc): hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước ngay sau CMT8/1945.
- Phần 2 (tiếp → thêm trầm trọng): khó khăn mọi mặt của đất nước sau CMT8/1945.
- Phần 3 (tiếp → ba trăm bảy mươi lăm ki-lô-gam vàng): những biện pháp tích cực và quyết tâm vượt khó của toàn Đảng, toàn Dân.
- Phần 4 (còn lại): hình ảnh Bác Hồ trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới.
Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại nào? Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả?
Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại của năm 1970, khi tương quan thế và lực của ta và địch đã hoàn toàn khác so với 25 năm về trước. Thời điểm năm 1945, nước ta chưa có tên trên bản đồ thế giới, chủ nghĩa đế quốc lộng hành, quân Tưởng ập vào nước ta từ nhiều phía. Còn trong thời điểm hiện tại (1970), các nước trên thế giới đã biết đến và ủng hộ nước ta.
Cảm nghĩ cụ thể của tác giả:
- Tự hào khi Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời … lập tức nhận được sự hân hoan chào đón của cả loài người tiến bộ từ lâu trông chờ.
- Hoài niệm và xúc động xúc động khi hồi tưởng lại thời kì trước 1945: đã rất xa, cái ngày mà người nước ngoài không sao tìm ra nước Việt Nam trên những tấm bản đồ.
Phần trích đã nêu rõ những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao?
Những khó khăn, gian nan của nước Việt Nam mới:
- Về chính trị: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với khó khăn chồng chất, nằm giữa bốn về hùm sói, phải tự dốc sức mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn. Mọi hoạt động của Đảng phải rút vào bí mật, tránh kích thích kẻ thù của dân tộc và của giai cấp. Chính quyền đã thành lập nhiều ngày nhưng chưa được nước nào công nhận.
- Về kinh tế tài chính: ruộng đất bỏ hoang, bão lụt và hạn hán hoành hành; một số nhà máy Nhật trao trả chưa hoạt động được; buôn bán với nước ngoài ngưng trệ, hàng hóa khan hiếm; tài chính trống rỗng chỉ có một triệu tiền cũ rách, lại bị đồng Quan kim nhiễu loạn.
- Xã hội: đời sống nhân dân rất thấp, thất nghiệp, đói kém, dịch bệnh lan tràn nhiều nơi.
Đảng và Chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khó?
Quyết sách để đưa đất nước vượt qua gian khó:
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến), xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, uỷ ban chấp hành đến Trung ương là quốc dân đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án chống Pháp.
- Thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng". Nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
Trong cả phần trích, đâu là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Hình tượng tiêu biểu nhất trong bài là hình ảnh Bác Hồ, vì:
- Bác là người có trí tuệ sáng suốt, có ý chí sắt đá và nghị lực mạnh mẽ
- Toàn tâm, toàn ý phục vụ cho nhân dân, đất nước
- Với Bác, để đất nước Việt Nam mới ra đời có thể tồn tại và vững mạnh cần:
- Xác định mối quan hệ giữa những người làm trong bộ máy chính quyền với nhân dân
- Đề ra ba mục tiêu quan trọng và phải dựa vào dân
Nghệ thuật thể hiện hồi kí trong phần trích này có gì đặc biệt?
- Trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ → các sự kiện được kể lại mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phác hoạ những nét lớn, gây ấn tượng sâu sắc với nhiều người, nó cũng tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ.
- Cách trần thuật như thế đã làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới.
Nhiều người quan tâm
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20
-
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-
Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh (Tác giả)
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
-
Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh (Tác phẩm)
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Thảo luận