Soạn văn 12
Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Soạn văn 12

Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

  1. Soạn văn
  2. Lớp 12
  3. Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả cho cô Hiền là một "hạt bụi vàng" của đất nước?

Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền:

  • Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài, rèn giũa con cái khuôn phép.
  • Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh, yêu văn thơ.
  • Tính cách và phẩm chất của cô Hiền:
    • Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người, chân thật, thẳng thắn.
    • Trong hôn nhân: chọn người chồng chăm chỉ, hiền lành.
    • Chuyện sinh con: dừng lại ở tuổi 40 khi sinh được 5 đứa con để có thể chăm lo cho con chu đáo.
    • Việc dạy con: dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, dạy cách lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất của con người Hà thành.
    • Chiêm nghiệm lẽ đời: vui vẻ hơi nhiều, nói hơi nhiều.
    • Cô Hiền là người thức thời khi biết cách cư xử hợp lí với tình hình đất nước.
    • Cô khuyên con nhập ngũ, dạy con sống không phải xấu hổ.
    • Sau khi đất nước thống nhất cô mở tiệm hàng lưu niệm, cô chỉ làm những điều có lợi cho đất nước.

→ Cô Hiền với nhân cách thanh lịch, là hạt bụi vàng của Hà Nội với bao thăng trầm vẫn sống có ý nghĩa cho đất nước.

Câu 2 Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi, Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật "tôi” về Hà Nội.

Nhân vật “tôi”:

  • Giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.
  • Một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.
  • Thể hiện một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.

Nhân vật Dũng:

  • Dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thanh niên Hà Nội.

→ Nhân vật góp phần tô điểm thêm cốt cách tinh thần của người Hà Nội, phẩm chất cao đẹp của thanh niên Việt Nam.

Người mẹ của Tuất:

  • Yêu thương con hết mực
  • Nén đau thương, nén nỗi đau mất con để tiếp tục cuộc sống.

Những thanh niên Hà Nội và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội.

 

Câu 3 Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi lên nhiều suy ngẫm:

Cây si biểu tượng cho giá trị và văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Cây si ấy có thể bị bật rễ trước thiên nhiên khắc nghiệt cũng như nhiều giá trị của Hà Nội có thể chao đảo trước biến động của thời cuộc nhưng những giá trị tốt đẹp nhất, tinh túy nhất, vững bền nhất của Hà Nội sẽ không mất đi như cây si có thể hồi sinh sau trận bão.

Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 2

Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?

  • Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

 

 

 

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận