Soạn văn 12
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn văn 12

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

  1. Soạn văn
  2. Lớp 12
  3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh/chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?

Những luận điểm chính của bài viết:

  • Luận điểm đặt vấn đề (từ đầu đến một trăm năm): phải có cái nhìn mới mẻ và đúng mức Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông.
  • Luận điểm triển khai (tiếp đến Lục Vân Tiên):
    • Điểm đặc biệt của cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
    • Cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
    • Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên.
  • Luận điểm kết luận (còn lại): Đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ dân tộc theo quan điểm đã nêu ở trên.

→ Cách sắp xếp các luận điểm có sự khác biệt nhưng vẫn rất logic, hợp lí. Tác giả nghị luận về tấm lòng con người của Nguyễn Đình Chiểu, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của ông. Điều đó sẽ giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời và con người của Nguyễn Đình Chiểu, thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.

Câu 2 Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”?

Theo tác giả, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” vì:

  • “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc.
  • “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”: có nghĩa là phải dày công kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được.  Lâu nay chúng ta đã quen với văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường…  điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (mù loà), nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng về ông.

→ Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3 Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Tác giả đã giúp chúng ta nhận xét những “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời băn nghệ Việt Nam, qua:
Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ;
Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc;
Truyện Lục Vân Tiên ?

Tác giả giúp chúng ta nhận ra nhiều ánh sáng khác thường của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu:

  • Cuộc sống và quan niệm sáng tác:
    • Đồ Chiểu là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc.
    • Ông sử dụng thơ văn như vũ khí chống lại bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và đạo đức.
  • Thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu: làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ, ông cũng là lá cờ đầu trong dòng chảy thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX, đặc biệt có giá trị là các bài như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Xúc cảnh.
  • Truyện Lục Vân Tiên:
    • Nội dung tuy không mới khi đề cao chính nghĩa, đức hạnh nhưng tạo được những tấm gương gần gũi, sống động, cảm xúc.
    • Hình thức văn chương không trau chuốt, hoa mĩ mà nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn từ đầu đến cuối.
Câu 4 Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Vì sao tác giả cho rằng ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong thời ấy, mà cả trong thời đại hiện nay?

Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu không chỉ xứng đáng sáng tỏ hơn nữa trong thời ấy mà còn trong thời hiện đại vì:

  • Tấm gương cuộc đời và sức lay động, tính chiến đấu trong thơ văn yêu nước của ông có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc diệt trừ bè lũ cướp nước và bán nước đương thời (chống Pháp)
  • Nâng cao tinh thần yêu nước thời hiện đại.

 

Câu 5 Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1

Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao?

Sức hấp dẫn của bài văn nghị luận không chỉ nằm ở nội dung mới mẻ, khoa học, chặt chẽ mà còn nằm ở nghệ thuật lập luận lôi cuốn:

  • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ mới mẻ, xác đáng và cảm xúc chân thành, nồng hậu.
  • Cảm hứng ngợi ca, ngôn ngữ hấp dẫn, hình ảnh đặc sắc.
  • Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng làm tăng sức thuyết phục của bài viết.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận