Soạn văn 11
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Soạn văn 11

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

  1. Soạn văn
  2. Lớp 11
  3. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 13 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Trong câu thơ dưới đây, từ thôi được sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)

Trong hai câu thơ, từ thôi in đậm được tác giả sử dụng với nghĩa chuyển, chỉ cái chết để nói tránh cái chết của Dương Khuê, một sự việc đau buồn.

Câu 2 Trang 13 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt đó có hiệu quả sử dụng như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

- Cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ: + Danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn); + Đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ. - Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ giúp tạo ấn tượng mạnh, các động từ đặt ở đầu câu bộc lộ sức sống mãnh liệt của những sự vật tưởng chừng bé nhỏ, tầm thường. Từ đó gợi sự bứt phá, sự bướng bỉnh, phẫn uất cùng khát khao hạnh phúc mãnh liệt của Hồ Xuân Hương.
Câu 3 Trang 13 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân.

Tìm thêm ví dụ về quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:

VD: Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về

→ Từ láy tượng hình chùng chình được Hữu Thỉnh sử dụng thật tinh tế, giúp gợi tả trạng thái ung dung, chậm rãi của sương và cũng là trạng thái chuyển giao của mùa từ hạ sang thu.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận