Soạn văn 10
Tổng quan Văn học Việt Nam

Soạn văn 10

Tổng quan Văn học Việt Nam

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Tổng quan Văn học Việt Nam

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 1

Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam.

HS vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam, bao gồm:

  • Bộ phận văn học dân gian (khái niệm, phân loại, đặc trưng).
  • Bộ phận văn học viết (khái niệm, chữ viết, phân loại).
Câu 2 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 1

Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

Thời kì VHTĐ từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Thời kì VHHĐ từ đầu đến hết thế kỉ XX

- Chữ viết: chữ Hán + chữ Nôm.

- Văn học chữ Hán:

+ Tiếp nhận nhiều thể loại và thi pháp văn học cổ Trung Quốc

+ Thành tựu tiêu biểu có thơ văn yêu nước Lí Trần, văn xuôi (Nguyễn Dữ, Ngô gia văn phái, Hải Thượng Lãn Ông...); thơ ca rất phát triển (Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát…).

+ Văn học chữ Hán có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

- Văn học chữ Nôm:

+ Thơ Nôm Đường luật phát triển (Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương…),

+ Các thể loại văn học dân tộc được phát huy + Văn học chữ Nôm ảnh hưởng mạnh từ VHDG và phản ánh lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa VHTĐ.

- Chữ viết: chữ quốc ngữ.

- VHHĐ một mặt kế thừa tinh hoa văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa văn học thế giới để hiện đại hóa. Sự đổi mới khiến cho VHHĐ có một số điểm khác so với VHTĐ:

+ Đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.

+ Đời sống văn học sôi nổi, năng động.

+ Các thể loại văn học mới thay thế vai trò chủ đạo của các thể loại văn học cũ.

+ Thi pháp hiện đại, đề cao sáng tạo và cái tôi cá nhân.

- Từ CMT8/1945, văn nghệ phát triển mạnh gắn với đường lối đúng đắn của Đảng.

- Thành tựu nổi bật là văn học yêu nước và cách mạng, gắn với cuộc giải phóng dân tộc.

- Nhiều trào lưu văn học nở rộ, nhiều tác gia và tác giả tiêu biểu xuất hiện làm nền văn học nước nhà phong phú, đồ sộ.

Câu 3 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 1

(Trang 13 – SGK) Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

  • Trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên, con người Việt Nam nhận thức, cải tạo, chinh phục và cũng dành tình yêu sâu sắc cho đối tượng này. VD: hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp xuất hiện nhiều trong VHDG, hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng và đạo đức, thẩm mĩ trong VHTĐ, hình tượng thiên nhiên bộc lộ tình yêu nước trong VHHĐ.
  • Trong mối quan hệ quốc gia dân tộc, con người Việt Nam thể hiện ý thức tự tôn dân tộc và tình yêu nước mãnh liệt. VD: hào khí Đông A thời trung đại, chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước…
  • Trong mối quan hệ xã hội, con người Việt Nam mong muốn một xã hội công bằng, tốt đẹp, nhìn thẳng vào xã hội với tinh thần nhận thức và cải tạo xã hội. VD: VHDG đầy ắp hình ảnh ông Bụt, bà Tiên cứu giúp người khốn khó; VHTĐ mơ ước về xã hội Nghiêu – Thuấn; VHHĐ hướng tới lí tưởng xã hội chủ nghĩa…
  • Trong mối quan hệ với bản thân, con người Việt Nam luôn tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người. Mỗi giai đoạn văn học, trào lưu văn học có mẫu hình nhân vật riêng. VD: đề cao quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc và tình yêu có trong các khúc ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn…

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận